SKKN Một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật thật trong tiết làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 3 – 4 tuổi

Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát trực tiếp trên trẻ và khi sử dụng 1 số biện pháp trong tiết dạy cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh tôi đã nhận thấy các phương pháp như: Dùng hình ảnh qua tranh minh hoạ hay qua băng đĩa chưa giúp trẻ nhận thức sâu sắc về đối tượng hay sự vật mà trẻ cần khám phá, hoặc trẻ nhận thức được đặc điểm của sự vật, hiện tượng nhưng chưa sâu sắc, chưa kích thích được trí tượng tượng, tìm tòi và khả năng ghi nhớ của trẻ về sự vật, hiện tượng đó còn hạn chế.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Cho trẻ làm quen với bộ môn môi trường xung quanh có vai trò rất quan  
trọng trong quá trình giáo dục trẻ, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.  
Thông qua môn học trẻ được khám phá một thế giới của riêng mình, khám phá  
môi trường xung quanh. Trẻ được cung cấp vốn kiến thức sơ đẳng về thế giới  
xung quanh mình, không những phát triển nhận thức trẻ còn được rèn luyện  
óc quan sát, tri giác, khả năng ghi nhớ, chú ý, duy và tưởng tượng...Khám phá  
môi trường xung quanh nhằm củng cố hệ thống hoá kiến thức, mở rộng vốn hiểu  
biết về thế giới xung quanh trẻ, qua đó làm giàu vốn từ của trẻ.Trẻ được khám  
phá thế giới xung quanh mình, những điều trẻ chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa  
cụ thể. Trẻ được trải nghiệm thông qua các tiết học trực tiếp khám phá chúng.  
Biết được tên, đặc điểm, mùi vị, công dụng...các đối tuợng trẻ khám phá.  
Hơn thế môn học còn giáo dục lễ giáo, giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ.  
Năm học 2019 – 2020 tôi được ban giám hiệu phân công vào lớp mẫu  
giáo bé, đối với nhóm trẻ đa số mới ra lớp, nhận thức còn hạn chế, vốn hiểu  
biết mới chỉ sơ đẳng, thêm vào nữa là các cháu nhút nhát, lạ lẫm. Các kĩ năng  
quan sát, ghi nhớ còn hạn chế, khả năng nhận thức chậm do vậy việc truyện đạt  
kiến thức cho trẻ ở lứa tuổi này gặp rất nhiều khó khăn. Một việc vô cùng quan  
trọng là trong quá trình giúp trẻ nhận biết về thế giới xung quanh tôi quan sát và  
thấy được rằng khi cho trẻ khám phá bằng những vật liệu vốn có trong tự nhiên  
đã giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và có hiệu quả hơn. Chính vì vậy tôi đã  
lựa chọn đề tài.Một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật thật  
trong tiết làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 3 – 4 tuổi”, nhằm tìm ra  
phương pháp giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh nhất chính xác nhất hiệu quả  
nhất.  
Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát trực tiếp trên trẻ và khi sử dụng 1 số  
biện pháp trong tiết dạy cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh tôi đã nhận  
thấy các phương pháp như: Dùng hình ảnh qua tranh minh hoạ hay qua băng đĩa  
chưa giúp trẻ nhận thức sâu sắc về đối tượng hay sự vật trẻ cần khám phá,  
hoặc trẻ nhận thức được đặc điểm của sự vật, hiện tượng nhưng chưa sâu sắc,  
chưa kích thích được trí tượng tượng, tìm tòi và khả năng ghi nhớ của trẻ về sự  
vật, hiện tượng đó còn hạn chế.  
Đề tài này đã giúp tôi tìm ra cho mình một phương pháp sử dụng đồ dùng  
dạy học hợp lí, có kết quả trên trẻ đặc biệt giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh  
và phát triển các mặt: Tư duy, trí nhớ, tượng tượng, tăng vốn từ và phát triển  
ngôn ngữ mạch lạc.  
Khi nghiên cứa đề tài tôi đã gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn nội  
dung có phù hợp với lứa tuổi hay không? Những đồ dùng tôi sử dụng trong quá  
trình nghiên cứa đã an toàn với trẻ chưa? Hay những đồ dùng mà sử dụng để trẻ  
khám phá có phong phú và sẵn ở địa phương không? Cũng những sự vật,  
đồ vật không thể dùng vật thật để khám phá? Chính những lí lo trên đã giúp tôi  
quyết tâm thực hiện nghiên cứa đề tài này.  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận  
1/9  
Đất nước ta đang trên đường đồi mới và phát triển. Đảng và Nhà nước  
luôn đề cao sự nghiệp giáo dục nước nhà, vì vậy nhiệm vụ quan trọng Đảng  
đã nêu. “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, chúng ta cần  
chăm sóc giáo dục ngay từ thủa ấu thơ. Với nhiệm vụ này người giáo viên cần  
nâng cao vai trò trách nhiệm của mình, nhất là giáo viên mầm non.  
Như chúng ta đã biết thông thường trong các tiết dạy cho trẻ làm quen với  
môi trường xung quanh thì giáo viên sử dụng tranh ảnh, mô hình để minh hoạ và  
trẻ khám phá qua đó.  
dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu 1 số loại quả trẻ được biết mùi vị, hình  
dáng...qua tranh minh hoạ, loại quả trẻ được biết nhà được ăn, nhưng có  
những loại quả xa lạ với trẻ trẻ chỉ được biết qua tranh ảnh, sách báo..Do vậy  
giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận với cách giảng dạy theo hình  
thức đổi mới như: CNTT, đặc biệt sử dụng những đồ dùng là vật thật sẵn ở  
địa phương...nhằm giúp trẻ tiếp thu và mở rộng vố hiểu biết, từ đó giúp trẻ phát  
triển một cách toàn diện.  
2. Thực trạng của vấn đề  
a. Khó khăn:  
Khi tiến hành nghiên cứu đã đi đến quyết định thực hiện đề tài này tôi đã  
gặp một skhó khăn:  
- Nhóm trẻ 3- 4 tuổi đa slần đầu ra lớp, chưa qua nhà trẻ nên còn nhút  
nhát, nhận thức về sự vật, hiện tượng còn hạn chế.  
- Phương tiện dạy học của cô, đồ dùng cho trẻ khám phá chưa phong phú,  
đa dạng về chủng loại mầu sắc.  
- Bên cạnh đó, lớp học tỉ lệ trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, vẫn còn một số  
trẻ mới còn rụt chưa hòa nhập với trẻ cũ, còn hay khóc, chưa nề nếp thói  
quen, trẻ chưa say mê, hào hứng đi học, đặc biệt đầu năm học, trẻ chưa tập  
trung chú ý nghe cô mà còn hay khóc, còn nhút nhát không tích cực hoạt động,  
hiệu quả nề nếp còn thấp.  
- Nhiều phhuynh còn chưa nắm được những phương pháp giáo dục khoa  
học đổi mới.  
b. Thuận lợi:  
- Bên cạnh những khó khăn trên tôi có rất nhiều thuận lợi  
+ Lớp học thoáng mát sạch sẽ, gọn gàng được trang trí có kế hoạch, đầy  
đủ các góc, có sân chơi bằng phẳng, có cây xanh bóng mát và khu vệ sinh sạch  
sẽ.  
+ Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường  
+ Bản thân là một giáo viên có chuyên môn, yêu nghề mếm trẻ, nhiệt tình  
trong công việc, chịu khó tìm tòi học hỏi qua đồng nghiệp, sách báo và CNTT.  
+ Nắm được định hướng đổi mới trong phương pháp giảng dạy.  
+ Bản thân tự trang bị cho mình phương tiện dạy học tốt: Máy tính.  
3. Các biện pháp đã tiến hành  
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng những phương pháp, biện pháp  
sau:  
3.1. Phương pháp nghiên cứu luận:  
2/9  
Tôi nghiên cứu kỹ nội dung, phương pháp cho trẻ làm quen với môi  
trường xung quanh trong sách giáo dục mầm non 3 - 4 tuổi chương trình mới,  
trên ti vi chương trình VTV2, trên mạng….  
Nghiên cứu cơ sở tâm sinh lý của trẻ  
Nghiên cứu cơ sở giáo dục mầm non mới  
3.2. Phương pháp điều tra thực tiễn:  
Qua khảo sát thực tế trên lớp tại các giờ cho trẻ làm quen với môi trường  
xung quanh nhiều trẻ nhận biết được sự vật, hiện tượng một cách đơn giản, qua  
loa và không nhớ hết những đặc điểm của sự vật. Hình ảnh về sự vật đó không  
lưu lại trong trí nhớ của trẻ, vậy trẻ không hứng thú khi khám phá chúng.  
Điều tra thực tế trong các tiết học đầu năm cho tôi kết quả sau:  
Tổng số trẻ điều tra 35 trẻ:  
Nội dung  
Tỉ lệ  
65%  
30%  
45%  
25%  
Trẻ hứng thú khám phá  
Trẻ Nhận thức đặc điểm đồ vật, sự vật  
Trẻ nhận thức chậm  
Không nhớ đặc điểm  
Từ đó tôi chú ý hơn nhiều đến hình thức sử dụng đồ dùng dạy học như thế  
nào nhằm giúp trẻ khám phá và lĩnh hội kiến thức tốt mà gây được hứng thú  
khám phá của trẻ. Tôi thường xuyên sử dụng đồ dùng, học liệu vật thật, cho  
trẻ sờ, ngắm nếm mùi vị của đối tượng, kích thích tính tìm tòi, tưởng tượng  
của trẻ.  
3.3. Phương pháp dạy học thực tiễn  
a. Dạy trẻ trên tiết học  
* Nhóm dùng lời:  
Tôi sử dụng lời nói rõ ràng, mạch lạc, lô gíc, chậm rãi để cung cấp kiến  
thức cho trẻ bởi đối tượng trẻ lớp tôi là trẻ 3- 4 tôi, ngôn ngữ còn đang hình  
hành, có trẻ vẫn còn ngọng. thế lời nói của cô cần chính xác, nội dung cần  
cung cấp đầy đủ, súc tích.  
dụ: Khi cho trẻ quan sát quả chuối cô cho trẻ ngắm và cung cấp kiến  
thức cho trẻ đặc điểm của quả chuối như: Đây quả chuối, quả chuối có màu  
vàng, quả chuối dài, chuối chín ăn rất ngọt,...  
* Đồ dùng trực quan:  
Đây là nhóm phương pháp chủ yếu của đề tài nghiên cứu. Những tiết học  
trước khi cung cấp kiến thức cho trẻ đơn thuần thường dùng tranh, ảnh, mô  
hình. Giờ tôi sử dụng đồ dùng là vật thật sẵn đã chuẩn bị từ trước để cung cấp  
kiến thức cho trẻ, trẻ khám phá nhanh hơn, hứng thú hơn.  
+ Ví dụ 1: Khi cho trẻ làm quen 1 số loại hoa như hoa cúc tôi chuẩn bị 1  
lọ hoa cúc có cả bông to và cả nụ, nhiều màu khác nhau. Tôi cho từng trẻ quan  
sát, sờ cánh hoa, ngửi mùi của hoa, và phân biệt màu sắc...  
3/9  
Hình ảnh minh họa tiết dạy khám phá: Hoa Hồng, Hoa cúc  
+ Ví dụ 2: Khi cho trẻ trò chuyện về 1 số loại phương tiện giao thông tôi  
sưu tầm những chiếc ô tô, tàu hoả, máy bay đồ chơi cho trẻ quan sát. Những đồ  
dùng đó kích thích hứng thú của trẻ và hình thành biểu tượng cho trẻ sâu sắc  
hơn.  
4/9  
Hình ảnh minh họa tiết khám phá phương tiện giao thông  
* Trò chơi:  
Trong tiết học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thì trò trơi  
nhằm giúp củng cố, hệ thống hoá kiến thức, những trò chơi làm tăng thêm sự  
hứng thú trong tiết học của trẻ. Tôi cũng tổ chức các trò chơi trong tiết học  
nhưng sử dụng bằng những vật thật để trẻ trải nghiệm một cách chính xác hơn  
về sự vật, đồ vật.  
+Ví dụ: Trò chơi chơi chiếc túi kì diệu trong tiết học làm quen 1 số loại  
quả. Trong tiết học trẻ được tri giác về loại quả đó, được sờ, được nếm vị của  
quả, thì trong trò chơi để nhận ra được quả mà mình tìm thấy trong túi cần ở trẻ  
1 trí nhớ thật tốt, điều đó kích thích trí nhớ, sự tưởng tượng kĩ năng nhận biết  
của trẻ, lúc này trẻ cần phát huy hết khả năng của mình để nhận ra loại quả đó.  
* Sử dụng giáo án điện tử:  
Đây phương pháp hỗ trợ trong tiết học sử dụng đồ dùng là vật thật. Khi  
cho trẻ quan sát đồ dùng, trẻ tri giác đồ vật thì ngoài biện pháp quan sát trực tiếp  
thì hình thức cho trẻ quan sát qua trình chiếu sẽ giúp trẻ hiểu thêm về đồ vật đó.  
+Ví dụ: Trong tiết học trò chuyện về các loại rau, tôi cho trẻ quan sát các  
loại rau quen thuộc trẻ thường được ăn ở lớp hoặc ở nhà như rau bắp cải, rau  
xu hào.Tôi mở rộng thêm kiến thức cho trẻ bằng cách quan sát trên trình chiếu,  
những vườn rau được các cô nông dân đang chăm sóc, hình ảnh các bác cấp  
dưỡng chế biến những món ăn từ rau xanh các bé đang khám phá...  
b. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi  
* Hoạt động ngoài trời:  
Trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được tìm hiểu thêm về sự vật hiện  
tượng, thế ngoài kiến thức trẻ được biết trong tiết học chính thì những đồ  
dùng là vật thật vẫn được sử dụng một cách có hiệu quả trong các giờ hoạt động  
ngoài trời.  
+Ví dụ 1: Hoạt động ngoài trời quan sát đồ dùng xây dựng thì tôi đã  
chuẩn bị một số đồ dùng nghề xây dựng như: Cái bay, cái xô, cái bàn xoa…trẻ  
5/9  
được củng cố thêm kiến thức cho mình mà hơn thế trẻ được khám phá lâu hơn,  
ghi nhớ sâu sắc hơn.  
Một số đồ dùng nghề xây dựng  
dụ 2: Khi trẻ tham quan nhà bếp và quan sát cô cấp dưỡng nấu ăn trẻ  
được trực tiếp nhìn thấy các loại rau, thấy các đồ dùng nấu ăn của cấp dưỡng,  
trẻ còn được giáo dục vệ sinh trong ăn uống.  
* Trong giờ ăn:  
Giờ ăn thời điểm trẻ không chỉ được củng cố kiến thức của môn học  
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh mà còn được học nhiều môn khác  
như: Văn học, toán...  
+Ví dụ 1: Trước giờ ăn trẻ rửa tay, trong quá trình rửa tay trẻ được biết để  
tay dưới vòi nước, nước dựng trong xô, trẻ biết đặc điểm cái xô, cái chậu, miếng  
xà phòng...  
Trong khi rửa tay trẻ phát triển ngôn ngữ qua bài thơ:  
“Miếng xà phòng nho nhỏ”.  
6/9  
+ Ví dụ 2: Khi ăn cơm trẻ được củng cố kiến thức về cái bát, cái thìa, cái  
muôi, ngoài ra trẻ còn được học tay phải cầm thìa, tay trái giữ bát...  
Khi ăn cơm thì phải biết mời các cô và bạn trong lớp cơm rơi vãi biết nhặt  
vào đĩa và lau tay vào khăn…..  
d. Một số biện pháp khác: Kết hợp với phụ huynh  
- Để nâng cao chất lượng trong quá trình truyền đạt kiến thức cho trẻ cần  
sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Sự kết hợp này là vô cùng  
cần thiết bởi tôi nhận thấy cần phải cho phụ huynh biết được những khó khăn,  
vất vả của cô giáo và cần sự giúp đỡ của phụ huynh. Vì vậy ngay từ đầu năm  
học tôi đã chủ động khích lệ sự tham gia trong mọi hoạt động của phụ huynh  
7/9  
nhằm giúp đỡ cho quá trình nhận thức của các cháu được chu đáo hơn. Tôi  
thường xuyên trao đổi với phụ huynh về phương pháp cung cấp kiến thức cho  
trẻ ở nhà của các bậc phụ huynh, những đồ dùng trong gia đình, những sự vật,  
đồ vật, hiện tượng được phụ huynh sử dụng đa số bằng những vật thật có trong  
gia đình. Tôi cũng khuyến khích phụ huynh nhà trao đổi với trẻ nhiều về đồ  
vật, sự vật đó không những cung cấp kiến thức mà còn làm tăng vốn từ của trẻ,  
giúp phát triển ngôn ngữ mạch lac, phát triển tư duy, trí nhớ một cách sâu sắc  
nhất.  
4. Hiệu quả của SKKN  
Tôi áp dụng SKKN của mình tại lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non Gia  
Thượng.  
Kết quả đạt được như sau:  
Nội dung điều tra  
Khảo sát đầu năm Khảo sát giữa dự kiến cuối  
năm  
năm  
Trẻ hứng thú  
60%  
78%  
96%  
Trẻ nhận thức đặc  
điểm  
25%  
47%  
70%  
25%  
92%  
10%  
Trẻ nhận thức chậm  
Không nhớ đặc điểm  
30%  
6%  
0%  
Sau khi áp dụng biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật thật trong  
tiết học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã cho thấy:  
- Trẻ nhận thức về sự vật, hiện tượng nhanh hơn  
- Thích tìm tòi, khám phá sự vật, hiện tượng nhiều hơn  
- Khả năng ghi nhớ, tập trung, chú ý nâng cao hơn  
- Trẻ kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi thuần thục hơn  
- Hứng thú trong các hoạt động  
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:  
1. Ý nghĩa của SKKN:  
Việc thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài SKKN trên đã cho thấy việc sử  
dụng đồ dùng là vật thật trong tiết học cho trẻ làm quen với môi trường xunh  
quanh nói riêng và những môn học khác nói chung đã đem lại những kết quả  
đáng khích lệ. Những đồ dùng, đồ vật đó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu  
tiên, những kiến thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng hơn thế còn giúp trẻ phát  
triển tư duy, ghi nhớ chủ đích, phát triển thẩm mỹ cả nhân cách cho trẻ.  
Việc sử dụng phương pháp dùng vật thật trong tiết học cho thấy tầm quan trọng  
của việc lựa chọn học liệu luôn được quan tâm hàng đầu trong quá trình giáo  
dục trẻ mẫu giáo.  
2. Bài học kinh nghiệm:  
Với những biện pháp và kết quả đã đạt được bản thân tôi tự rút ra bài học  
cho mình như sau:  
8/9  
Ngay từ đầu năm học cần nắm đặc điểm tâm sinh lí của trẻ  
Sưu tầm những đồ dùng, đồ chơi chất lượng cả về hình thức lẫn nội  
dung.  
Tham khảo thêm ý kiến đóng góp của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và  
đồng nghiệp trên lớp của mình.  
Thường xuyên cho trẻ khám phá đối tượng ở mọi lúc mọi nơi nếu điều  
kiện.  
Gần gũi hơn nữa với trẻ để giúp trẻ khám phá sự vật, hiện tượng một cách  
chính xác và hiệu quả.  
3. Một số đề xuất:  
Tôi muốn đề xuất Phòng giáo dục tạo điều kiện để giáo viên tham gia dự  
các tiết mẫu về phương pháp sử dụng đồ dùng là vật thật trong các tiết học để  
giáo viên có cơ hội nâng cao hiểu biết cho mình và rút kinh nghiệm cho tiết dạy  
của mình.  
Đầu tư thêm trang thiết bị, những đồ dùng, đồ chơi chất lượng để trẻ  
khám phá tốt nhất.  
Trang bị thêm tài liệu về cách nghiên cứu các đồ dùng, đồ chơi vật thật  
để sử dụng vào tiết học hiệu quả cao.  
Nhà trường cần tạo môi trường cảnh quan học tập vui chơi có ích như  
vườn hoa, vườn cây ăn quả....  
Trên đây một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình công tác của  
bản thân tôi và đang thực hiện tại lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non Gia  
Thượng. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự  
đóng góp của các đồng chí trong ban giám hiệu và các bạn để từ đó bản thân tôi  
rút ra được nhiều kinh nghiệm sâu sắc hơn khi cho trẻ khám phá môi trường  
xung quanh.  
Tôi xin chân thành cảm ơn!  
Ngọc Thụy, ngày 12 tháng 3 năm 2020  
Trịnh Thị Nhung  
9/9  
doc 9 trang huongnguyen 25/03/2024 370
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật thật trong tiết làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 3 – 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_su_dung_do_dung_day_hoc_bang_vat_tha.doc