SKKN Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non

Tại trường Mầm non 1-6 quận Hoàn Kiếm nơi tôi công tác, các cháu được ăn mức 30.000đ/ngày. Chế độ này được áp dụng đại trà cho tất cả học sinh nhà trẻ và mẫu giáo. Với mức ăn này, để xây dựng một khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng phải biết kết hợp như thế nào cho nó hợp lý .Đó là cả một vấn đề mà tôi luôn quan tâm. Bản thân tôi là một kế toán mới làm trong ngành mầm non được hơn bốn năm, từ những kinh nghiệm thực tế tại trường, tôi luôn trăn trở tìm mọi cách kết hợp các nhóm thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng theo từng độ tuổi cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất đạt kết quả tốt nhất. Có như vậy trẻ mới phát triển toàn diện cân đối giữa chiều cao/cân nặng. Bên cạnh đó tôi có cơ hội tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa những kinh nghiệm về các món ăn để giúp trẻ có những bữa ăn ngon miệng. Giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh cả về thể lực và trí lực. Để trẻ thích đến trường, yêu lớp, thích ăn những món ăn do các cô các bác tổ nuôi chế biến đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý, đáp lại niềm tin và giữ vững là địa chỉ tin cậy của nhiều bậc phụ huynh học sinh.
UBND QUẬN HOÀN KIẾM  
TRƯỜNG MẦM NON 1-6  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
Một số biệnphápxây dng thực đơn  
đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non  
Lĩnh vực: Chăm sóc nuôi dưỡng  
Cấp học: Mầm non  
Họ và tên: Nguyễn Thị Soan  
Chức vụ: Kế toán  
ĐT: 0982588493  
Email: huongsoan.truong@gmail.com  
Đơn vị công tác: Trường Mầm non 1-6  
Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội  
Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018  
SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn  
đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”  
MỤC LỤC  
Mục lục...................................................................................................... Trang 1  
Phần I: Đặt vấn đề……………………………………...Từ trang 2 đến trang 3  
Phần II: Nội dung giải pháp, cải tiến…………………Từ trang 4 đến trang 30  
bao gồm những mục sau:  
1. Những nội dung lý luận……………………… Từ trang 4 đến trang 5  
2. Thực trạng vấn đề………………………………Từ trang 5 đến trang 7  
3. Các biện pháp đã tiến hành…………………..Từ trang 7 đến trang 24  
bao gồm những mục sau:  
3.1. Biện pháp xây dựng thực đơn .........................…..Từ trang 10 đến trang 15  
3.2. Phương pháp tính khẩu phần ăn ............................Từ trang 16 đến trang 22  
3.3. Phối kết hợp với nhà trường để làm tốt khâu chăm sóc nuôi dưỡng  
Từ trang 23 đến trang 24  
4. Hiệu quả của sáng kiến………………………Từ trang 24 đến trang 30  
Phần III: Kết luận kiến nghị………………………Từ trang 31 đến trang 32  
Phần IV: Tài liệu tham khảo………………………………………......Trang 33  
1/33  
SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn  
đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”  
PHẦN I  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Cùng với sự phát triển chung của hội , mỗi người chúng ta ngày nay  
đều cuộc sống đầy đủ sung túc hơn . Chính vì vậy trẻ em ngày nay được  
hưởng sự chăm sóc của gia đình và toàn xã hội. Nhiều người cho rằng điều  
kiện cho con ăn nhiều là cái tốt cho con mình càng mập mạp , càng bụ bẫm thì  
càng tốt nên đến khi cha mẹ phát hiện con minh thừa cân thì đã muộn. “Các  
trường hiện đang phải tự thực hiện chế độ chăm sóc trẻ thừa cân với trẻ suy dinh  
dưỡng theo cách riêng của mình chứ không có một mức chuẩn chung.  
Bên cạnh đó các trường phổ thông đều quan niệm nhiệm vụ chính là  
dạy học, chuyện ăn uống phụ chỉ cần đủ chất, đủ lượng calo theo độ tuổi là  
được. Còn tại các trường mầm non vấn đề thực đơn và dinh dưỡng cho học sinh  
mục tiêu quan tâm hàng đầu.  
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh  
dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự  
sống và làm việc. Tất cả chúng ta đều thấy tầm quan trọng của việc ăn, uống  
đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách , bức thiết không thể không có,  
không chỉ giải quyết chống lại cảm giác đói. Ăn uống để cung cấp năng lượng  
cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin, các Vitamin,  
chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế  
bào, tổ chức …. Thật vậy nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều  
thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Muốn một cơ thể khỏe  
mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ  
thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ em sẽ là  
đối tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh về dinh dưỡng Ăn uống cơ sở  
của sức khỏe, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát  
triển tốt, trẻ em mạnh khỏe học giỏi thông minh.  
Song song với việc chăm sóc trẻ việc nuôi dưỡng trẻ, ăn uống là  
nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Nấu ăn là công việc quen thuộc hết  
sức gần gũi trong mỗi gia đình trường mầm non. Trong mỗi chúng ta ai cũng  
thể nấu ăn nhưng tính toán lượng thực phẩm nấu thế nào để đảm bảo đầy  
đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp nhất, điều này lại không dễ, nó  
đòi hỏi chúng ta phải sự nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng phù hợp với thực tế.  
2/33  
SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn  
đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”  
Trẻ mầm non được nuôi dưỡng tốt sẽ sức khoẻ tốt, đó tiền đề cho sự  
phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là  
một nhiệm vụ hết sức quan trọng.  
Tại trường Mầm non 1-6 quận Hoàn Kiếm nơi tôi công tác, các cháu được  
ăn mức 30.000đ/ngày. Chế độ này được áp dụng đại trà cho tất cả học sinh nhà  
trẻ mẫu giáo. Với mức ăn này, để xây dựng một khẩu phần ăn đủ chất dinh  
dưỡng phải biết kết hợp như thế nào cho nó hợp .Đó cả một vấn đề mà tôi  
luôn quan tâm. Bản thân tôi là một kế toán mới làm trong ngành mầm non được  
hơn bốn năm, từ những kinh nghiệm thực tế tại trường, tôi luôn trăn trở tìm mọi  
cách kết hợp các nhóm thực phẩm đủ chất dinh dưỡng theo từng độ tuổi cho  
trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất đạt kết quả tốt nhất. như vậy trẻ mới phát triển  
toàn diện cân đối giữa chiều cao/cân nặng. Bên cạnh đó tôi có cơ hội tìm tòi học  
hỏi nhiều hơn nữa những kinh nghiệm về các món ăn để giúp trẻ những bữa  
ăn ngon miệng. Giúp trẻ một cơ thể khoẻ mạnh cả về thể lực và trí lực. Để trẻ  
thích đến trường, yêu lớp, thích ăn những món ăn do các cô các bác tổ nuôi chế  
biến đầy đủ dinh dưỡng hợp lý, đáp lại niềm tin và giữ vững địa chỉ tin cậy  
của nhiều bậc phụ huynh học sinh.  
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.  
Muốn được chnhân tương lai của đất nước khỏe mạnh, cần quan tâm đến  
việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi các cháu còn nhỏ tuổi, đặc biệt là các  
cháu dưới 6 tuổi. Nhằm nâng cao kiến thức dinh dưỡng tốt nhất áp dụng ở  
trường với mong muốn các cháu khỏe mạnh thể lực và trí tuệ tốt nhất, đó là  
mục đích hướng tới của sáng kiến. Từ nhận thức này, là nhân viên kế toán của  
nhà trường tôi tiếp tục nghiên cứu xây dựng những thực đơn hợp lý, chú trọng  
đến lượng vitamin và khoáng chất để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở  
trường Mầm non. Dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống hàng  
ngày của mỗi con người nói chung và đặc biệt đối với trẻ nhỏ nói riêng . Vì trẻ  
còn bé, sức đề kháng yếu, nếu không có một chế độ chăm sóc về dinh dưỡng cần  
thận, khoa học thì trẻ dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, đau yếu, ảnh hưởng lớn đến  
sự phát triển sau này. Vì vậy, ngoài việc xây dựng thực đơn đảm bảo calo và cân  
đối các chất dinh dưỡng theo chuẩn ta cần chú ý đưa các loại thực phẩm giàu  
Vitamin và khoáng chất vào trong khẩu phần ăn của trẻ. Chính vì vậy ,từ việc  
làm hàng ngày tôi đã mạnh dạn đưa ra :  
Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”  
3/33  
SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn  
đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”  
PHẦN II  
NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN  
A/ NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN  
Tất cả chúng ta đều thấy tầm quan trọng của việc ăn, uống. Đây là nhu  
cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách không thể không có. Ăn uống để cung cấp  
năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin,  
các Vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể,  
duy trì các tế bào, tổ chức.  
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng thì ăn uống ảnh hưởng rất lớn  
đến sức khỏe của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng  
hào, thịt chắc khỏe và cân nặng đảm bảo theo từng lứa tuổi. Sự ăn uống không  
điều độ, không đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trẻ. Đcơ thể  
phát triển tốt, tránh được bệnh tật thì cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa  
học. Ngoài ra, thức ăn có hình thức đẹp ,mùi vị hấp dẫn thì sẽ gây cảm giác thèm  
ăn của trẻ. Mọi khẩu phần dành cho trẻ thì phải cho ăn cùng một lúc để trẻ ăn  
quen ăn hết khẩu phần.  
Như chúng ta đã biết, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ mầm non hết  
sức quan trọng nhưng trái lại trẻ không thể ăn một lượng thức ăn lớn. Do vậy,  
trong bữa ăn của trẻ ta phải tổ chức và tính toán làm sao để đáp ứng đầy đủ 5  
yêu cầu sau đây:  
- Đảm bảo đủ năng lượng calo  
- Cân đối tỉ lệ giữa các chất P (Protein) - L (Lipit) - G ( Gluxit), đảm  
bảo đủ định lượng Canxi và B1  
- Thực đơn đa dạng, phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm  
- Thực đơn xây dựng theo mùa, phù hợp với trẻ  
- Đảm bảo chế độ tài chính.  
Muốn xây dựng thực đơn cho trẻ ta phải bám sát vào các yêu cầu trên, các  
yêu cầu đó luôn là tổng thể thống nhất trong mỗi thực đơn.  
Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ ở các độ tuổi đáp ứng nhu cầu dinh  
dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của  
Bộ GD& ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình  
GDMN.  
- Thực đơn: Nghiêm túc thực hiện thực đơn riêng của từng lứa tuổi nhà trẻ, mẫu  
giáo. Chú trọng chế biến, phối hợp món ăn hợp lý. Yêu cầu tối thiểu: Bữa chính  
4/33  
SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn  
đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”  
đạt tối thiểu 5 - 7 loại thực phẩm và bao gồm các món: cơm, món mặn, món  
canh. Bữa chính tiêu chuẩn: Nếu đủ điều kiện, bữa chính nên đáp ứng các tiêu  
chuẩn sau: có trên 10 loại thực phẩm, trong đó từ 3 đến 5 loại rau, củ và bao  
gồm các món: cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng.  
- Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P:13 - 20% (Tỷ lệ L động vật/ L thực vật  
=70% và 30%); L: 25 - 35%; G: 52 - 60%. Các đơn vị nội thành, trường điểm  
quận, huyện thị cần tính thêm tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và  
cân đối kịp thời (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1- 3 tuổi: 350mg/ ngày/trẻ; MG 4- 6  
tuổi: 420mg/ ngày/trẻ; Nhu cầu B1đối với trẻ 1-3 tuổi: 0.41 mg/ ngày/trẻ; MG 4-  
6 tuổi: 0.52mg/ ngày/trẻ) tại trường mầm non. Tiền ăn tối thiểu  
12.000đ/trẻ/ngày.  
- Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ, vệ sinh và phù hợp với thời tiết. Cơ sở GDMN  
sử dụng nước tinh khiết cần xét nghiệm mẫu nước định kì theo quy định tại  
Thông tư số 34/2010/TT- BYT ngày 02/6/2010 của Bộ y tế. Dùng cây nước  
nóng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về điện, nhiệt độ nước, hướng dẫn trẻ sử  
dụng. Khuyến khích các cơ sở GDMN sử dụng nước đun sôi để nguội cho trẻ  
uống.  
B/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:  
Do bận công việc nên nhiều gia đình chưa chú trọng đến chế độ ăn cho  
trẻ đủ chất- khoa học hợp lí mà chỉ sử dụng các thực phẩm ăn nhanh chế biến  
sẵn hoặc chủ yếu thịt, để chế biến các món ăn hàng ngày. Vì vậy, đây cũng là  
một trong những nguyên nhân dẫn đến dễ nhiễm những chứng bệnh đang có  
trong xã hội hiện nay. Việc tính định lượng Calo và tỉ lệ các chất dinh dưỡng  
trong khẩu phần ăn của trẻ của các trường Mầm Non đã đi vào nề nếp và có chất  
lượng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng bữa ăn , Phòng Mầm Non, Sở giáo  
dục đào tạo Nội đã chỉ đạo các trường tính lượng Can xi, vitamin B1 trong  
khẩu phần ăn của trẻ. Ngoài ra, chúng tôi còn chú ý đưa thực phẩm giàu lượng  
Sắt và Vitamin A vào bữa ăn của trẻ. Sau đây những biệp pháp mà trường  
chúng tôi đã thực hiện và có hiệu quả như sau:  
- Sử dụng thực phẩm tươi, sạch- theo mùa  
- Lựa chọn thực phẩm giàu Canxi, Sắt , Vitamin A và B1 để xây dựng  
thực đơn.  
- Phối hợp nhiều loại thực phẩm hàng ngày  
- Hạn chế sự hao hụt lượng Vitamin và khoáng chất trong khâu chế biến.  
5/33  
SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn  
đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”  
Để xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng chuẩn theo mùa trong tuần cho 100  
học sinh.Tôi phải bám chắc tình hình giá cả thị trường trong thời kỳ giá cả biến  
đổi theo từng ngày để tính toán được bữa ăn hợp lý, hợp khẩu vị trẻ, đảm bảo đủ  
chất dinh dưỡng, tỷ lcác chất, Kalo cho trẻ/ngày/cháu.  
Sổ sách vào kịp thời, cân đối được tiền ăn và các khoản thu chi trong nhà  
trường, đầu tư trang bị CSVC để phục vụ tốt cho công tác chuyên môn và chăm  
sóc nuôi dưỡng trong trường Mầm non.  
Trong việc thực hiện công tác chuyên môn của kế toán. Làm trong ngành  
mầm non tôi được phân công xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn của trẻ ,  
bản thân tôi đã gặp phải những thuận lợi khó khăn sau:  
1.Thuận lợi:  
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục Đào tạo quận Hoàn Kiếm cũng  
như sự quan tâm nhiệt tình ủng hộ về cơ sở vật chất cũng như tinh thần của các  
cấp, các ngành và thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn. Ban giám hiệu  
nhà trường tạo mọi điều kiện về mọi mặt cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ,  
luôn sát sao quan tâm đến đội ngũ chị em tổ nuôi, qua đó đã kịp thời rút kinh  
nghiệm khắc phục tồn tại ngay.  
- Nhà trường đã lựa chọn kết thực phẩm đảm bảo phong phú về chủng loại  
chất lượng đáp ứng đầy đủ kịp thời yêu cầu của Phòng và Sở đề ra.  
- Nhà trường đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhiệt tình, năng động  
sáng tạo, có trình độ chuyên môn vững vàng.  
- Nhân viên tổ nuôi luôn nhiệt tình , yêu nghề , chịu khó tìm tòi sáng tạo trong  
chế biến, cải tiến các món ăn cho trẻ .  
- Bản thân tôi tuy mới làm công tác kế toán nuôi dưỡng trong trường mầm  
non hơn bốn năm nay nhưng ít nhiều cũng tích lũy được một số kinh nghiệm.  
- Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm nhiệt tình ủng hộ, có ý thức trách  
nhiệm phối kết hợp với nhà trường trong công tác nuôi, dạy trẻ.  
- Được Phòng Giáo dục tổ chức họp định kỳ với nội dung hướng dẫn, tháo gỡ  
mọi khó khăn trong chuyên môn, được học hỏi trao đổi với các trường bạn  
những cái hay và rút kinh nghiệm những tồn tại cần khắc phục. Bên cạnh đó  
được tham quan học tập trường bạn trong Quận.  
2. Khó khăn:  
- Trường Mầm non 1-6 nơi tôi công tác là một trường đường phố tới ba  
điểm lẻ, diện tích nhỏ so với các trường trong Quận, số lượng học sinh còn ít,  
6/33  
SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn  
đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”  
kinh phí còn hạn hẹp. Khi được giao tự chủ tài chính, phải tự cân đối các nguồn  
thu chi trong trường sao cho hợp lý.  
- Vì tôi mới vào trường làm công tác kế toán mới được hơn bốn năm nay, nên  
kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng còn ít ỏi, lĩnh vực nuôi dưỡng trong  
trường mầm non đối với tôi còn nhiều mới mẻ còn phải học hỏi nhiều.  
- Bản thân tôi phải tự học hỏi vừa học vừa làm, mà khối lượng công việc thì  
nhiều.  
- Tuy được trang bị máy tính, đã phần mềm (vì công nghệ thông tin luôn  
luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu công việc nên phải thay đổi dùng sang phần  
mềm khác), nên tôi còn phải học hỏi để ứng dụng kịp thời thông tin do đó mất  
nhiều thời gian.  
- Phải xây dựng thực đơn theo chế độ ăn cho hai lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo.  
- Để đảm bảo định lượng canxi B1 theo chuẩn của sở đề ra, thì khi xây dựng  
thực đơn cũng mất rất nhiều thời gian và công sức trong việc cân đối lựa chọn  
thực phẩm cho phù hợp.  
- Chế biến các món ăn phù hợp với từng độ tuổi để trẻ ăn được hết suất, phải  
cân đối tỷ lệ giữa các bữa sáng, trưa , chiều , tối , đủ lượng calo , caxi , B1, cân  
đối giữa các chất P – L – G .  
- Giá cả thực phẩm sạch cao hơn nhiều so với thực phẩm bình thường ngoài  
thị trường và lên xuống bấp bênh nên ảnh hưởng tới việc xây dựng thực đơn.  
C/ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN  
Chất lượng thức ăn tốt, đảm bảo đủ chất lượng một yêu cầu quan trọng  
không thể thiếu trong công tác nuôi dưỡng trẻ ở nhà trường. Để đảm bảo chất  
lượng bữa ăn, tốt cần phải chú ý đến các khâu có liên quan như xây dựng thực  
đơn đủ dinh dưỡng, tỉ lệ các chất phải đúng tiêu chuẩn và còn lựa chọn loại thực  
phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (khâu này rất quan trọng).  
Sau đó tôi còn theo sát chị em tổ bếp đtrao đổi phương pháp sơ chế chế biến  
món ăn khoa họcKhi chế biến các loại rau, củ cần phải đảm bảo lượng  
Vitamin cần thiết cho đến lúc trẻ ăn. Chính vì thế, các cô nuôi dưỡng cũng như  
bộ phận kế toán, giám hiệu phụ trách nuôi dưỡng kế hoạch thăm lớp, dự giờ  
ăn của trẻ, thường xuyên theo dõi, tìm hiểu trên lớp xem trẻ ở các độ tuổi thích  
ăn những món ăn gì và thức ăn nào? Thông qua các biện pháp đó, trường chúng  
7/33  
SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn  
đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”  
tôi đã kiên trì rút kinh nghiệm, xây dựng thực đơn hàng ngày theo tuần, theo  
mùa đủ dinh dưỡng, phù hợp với trẻ các độ tuổi.  
Nhu cầu năng lượng và nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ:  
Nhu cầu năng lượng phân phối cho các bữa ăn của trẻ mầm non tại trường:  
Nhu cầu năng  
lượng ở trường  
so với cả ngày  
Trong đó  
Nhóm tuổi  
Bữa trưa  
30 – 35%  
30 – 35%  
Bữa chiều  
Bữa phụ  
5 – 10%  
15 – 25%  
Nhà trẻ  
60 – 70%  
50 – 55%  
25 – 30%  
Mẫu giáo  
8/33  
SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn  
đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”  
Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non:  
- Nhà trẻ : Hai bữa chính và một bữa phụ.  
- Mẫu giáo : Một bữa chính và một bữa phụ.  
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày:  
Nhóm tuổi  
Chế độ ăn  
Nhu cầu khuyến  
nghị năng  
Nhu cầu khuyến nghị  
năng lượng tại cơ sở  
giáo dục mầm  
lượng/ngày/trẻ  
non/ngày/trẻ(chiếm50-  
55% nhu cầu cả ngày  
03 - 06 tháng Sữa mẹ  
500 – 550 Kcal  
600 – 700 Kcal  
330 – 350 Kcal  
420 Kcal  
06 – 12 tháng Sữa mẹ + Bột  
12 – 18 tháng Cháo+Sữa mẹ  
18 – 24 tháng Cơm nát+Sữa mẹ 930 – 1000 Kcal  
24 – 36 tháng Cơm thường  
600- 651 Kcal  
615- 726 Kcal  
4 – 6 tuổi  
Cơm thường  
1230 – 1320 Kcal  
Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:  
Các chất cung cấp  
Nhà trẻ  
Mẫu giáo  
năng lượng  
Chất đạm (Protit) 13 - 20% năng lượng khẩu  
13 - 20% năng lượng khẩu  
phần  
phần  
Chất béo (Lipit)  
30 - 40% năng lượng khẩu  
25 - 35% năng lượng khẩu  
phần  
phần  
Chất bột (Gluxit) 47 - 50% năng lượng khẩu 152 - 60% năng lượng khẩu  
phần  
phần  
Nước uống  
0,8 - 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả  
trong thức ăn)  
1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả  
trong thức ăn)  
9/33  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 34 trang huongnguyen 07/11/2024 140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_thuc_don_du_dinh_duong_cho_tr.doc