SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài.  
Mỗi đứa trẻ một thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình  
cảm, hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trem có  
hứng thú, cách học tốc độ học tập khác nhau và chúng đều thể thành công.  
Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và chúng cần một môi trường  
để được hoạt động trải nghiệm. vậy thể nói việc xây dựng môi trường giáo  
dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. được như  
người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa  
mãn nhu cầu vui chơi hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được  
hình thành và phát triển toàn diện.  
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự  
nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục  
trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực  
hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Môi trường giáo dục mầm  
non bao gồm môi trường vật chất và môi trường hội. Môi trường vật chất  
trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không  
gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi  
trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động  
và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, hội. Môi  
trường hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện hội như chính trị, văn  
hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường hội  
đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non,  
bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ giữa trẻ với những người  
xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất  
gia đình.  
Năm học 2017 – 2018 phòng Giáo dục Đào tạo Quận tiếp tục chỉ  
đạo các trường mầm non trong toàn Quận: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ  
làm trung tâm; tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tổ chức các hoạt  
động thực hành trải nghiệm cung cấp kỹ năng cho trẻ”. Ngay từ đầu năm học  
Phòng Giáo dục đã hướng dẫn các nhà trường và xây dựng kế hoạch tổ chức Hội  
thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; tổ chức tham quan  
các trường điểm của Thành phố; tổ chức các buổi tập huấn, các tiết kiến tập  
nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các nhà trường để thực hiện tốt nội  
dung này. Nhà trường chúng tôi đã bám sát sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục, tích  
1 / 32  
cực tham quan, học hỏi, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh sách báo của ngành có  
liên quan đến xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ.  
Từ cơ sở luận thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn trong  
quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, một Phó  
Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu  
tài liệu, tham mưu cho Đ/c Hiệu trưởng, bàn bạc trong Ban giám hiệu, chỉ đạo  
sát sao và cùng với đội ngũ giáo viên của trường mình thiết kế, xây dựng môi  
trường học tập cho trẻ đã thu được kết quả đáng khích lệ. Tôi mạnh dạn chia  
sẻ với các bạn đồng nghiệp qua bản SKKN với đề tài: “Một số biện pháp chỉ  
đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non theo quan điểm  
lấy trẻ làm trung tâm”.  
2. Mục đích nghiên cứu.  
Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường thiết kế và xây dựng môi trường  
học tập cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm  
3. Đối tượng nghiên cứu.  
Nghiên cứu các biện pháp nhằm thiết kế, xây dựng môi trường học tập  
cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.  
4. Phương pháp nghiên cứu.  
a)Nhóm phương pháp nghiên cứu luận  
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;  
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn  
- Phương pháp quan sát thực trạng;  
- Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm;  
- Phương pháp thực hành;  
c) Phương pháp thống kê toán học  
5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.  
- Phạm vi áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy trong trường mầm  
non.  
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018  
2 / 32  
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở luận.  
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi học trong  
lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát  
triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của  
trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân  
thiện giữa với trẻ, giữa trẻ với trẻ giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ  
tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ  
với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động  
phối hợp nhịp nhàng nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu  
lớp, yêu cô giáo và bạn hơn.  
Đối với nhà giáo dục việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ phương  
tiện, điều kiện để họ giúp trẻ phát triển phù hợp với từng trẻ từng lứa tuổi.  
Đối với phụ huynh học sinh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục  
sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng  
hội để thỏa mãn sự mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng  
giai đoạn và trong từng thời kỳ.  
2. Cơ sở thực tiễn  
Trên thực tế hiện nay, cuộc sống hiện đại nơi đô thị với đa số là nhà cao  
tầng, không gian chật hẹp, trít được tiếp xúc với môi trường tự nhiên, diện tích  
đất để xây dựng trường mầm non chưa đủ rộng để đáp ứng được hết các nhu cầu  
của trẻ cũng như của phụ hynh học sinh nói chung, cha mẹ tấp nập lo công việc,  
ít có điều kiện quan tâm hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm một  
cách bài bản hiệu quả. Việc xây dựng môi trường học tập hướng dẫn trẻ  
thực hành các hoạt động trải nghiệm một cách có hiệu quả nhất hoàn toàn trông  
cậy vào các cô giáo ở trường mầm non.  
Trường mầm non chúng tôi là một trường công lập, nhà trường thành  
lập đã được trên 30 năm, hiện nay nhà trường có 02 cơ sở, đóng trên địa bàn  
Thành phố Nội. Được sự quan tâm của UBND Quận, nhà trường đã được  
đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sinh hoạt của trẻ ở trường.  
Thiết kế phòng nhóm, khu vệ sinh và các thiết bị đdùng có kích thước phù hợp  
với trẻ. Nhà trường đã được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia  
mức độ 1; đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3. Hiện nay nhà  
trường tổng số học sinh là 750 cháu chia làm 18 lớp, tổng sCBGVNV là 74  
người.  
3 / 32  
- Ban Giám hiệu: 03 người  
- Giáo viên: 49 người.  
- Nhân viên: 22 người.  
TT  
Khối  
Nhà trẻ  
Số lớp  
02  
Số học sinh  
Giáo viên  
1
2
3
4
86  
6
Mẫu giáo Bé  
Mẫu giáo Nhỡ  
Mẫu giáo Lớn  
Tổng cộng  
05  
181  
188  
295  
750  
13  
13  
17  
49  
05  
06  
18  
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “thiết kế xây dựng môi trường giáo  
dục lấy trẻ làm trung tâm” tôi nhận thấy một số khó khăn thuận lợi như  
sau:  
2.1 Thuận lợi:  
- Nhà trường nhận được sự chỉ đạo sát sao và cụ thể của phòng Giáo dục  
Đào tạo về thực hiện “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; tăng  
cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tổ chức các hoạt động thực hành trải  
nghiệm cung cấp kỹ năng cho trẻ”. Phòng Giáo dục đã tổ chức cho các nhà  
trường tham quan trường điểm, tập huấn, kiến tập và cung cấp các tài liệu tạo  
điều kiện cho giáo viên thực hiện chuyên đề một cách thuận lợi.  
- Cả 2 điểm trường đều được UBND Quận đầu tư xây mới cải tạo cơ  
sở vật chất, tạo môi trường an toàn thân thiện, xanh, sạch, đẹp. Thiết kế phòng  
nhóm, khu vệ sinh và các thiết bị đồ dùng có kích thước phù hợp với trẻ.  
- BGH nhà trường luôn chú trọng đầu tư cải tạo môi trường, thu hút sự  
quan tâm của các bậc cha mẹ trẻ. Cử CBGV tham gia đầy đủ các buổi tham  
quan, tập huấn, kiến tập, luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn cho  
giáo viên về thiết kế và xây dựng môi trường giáo dục lấy trlàm trung tâm.  
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có trình độ nhận  
thức tốt, khả năng trong việc tiếp nhận cái mới và khéo léo trong trang trí xây  
dựng môi trường.  
4 / 32  
2.2 Khó khăn:  
- Nhà trường tuy đã được xây mới cải tạo phòng nhóm nhưng khuôn  
viên chật hẹp, diện tích sân vườn nhỏ, điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên  
còn hạn chế.  
- Qui hoạch sân trường khu vực từ cổng vào chưa tận dụng tối đa diện tích  
cho trẻ hoạt động, một số đồ chơi ngoài trời đã cũ, cồng kềnh, hiệu quả sử dụng  
thấp. Khu vui chơi của trẻ chưa nhiều các hoạt động trải nghiệm.  
- Hệ thống biểu bảng đủ nhưng chưa đồng bộ, hệ thống biển chỉ dẫn chưa  
khoa học, biển lớp chưa độ tuổi của trẻ.  
- Một số giáo viên trẻ chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng chưa  
nắm vững nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây  
dựng môi trường lớp học còn nhiều màu sắc, chưa sự thống nhất chung trong  
tổng thể.  
3. Các biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho  
trẻ mầm non theo quan điểm lấy trlàm trung tâm.  
một cán bộ quản lý, bản thân tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng  
của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong việc thực  
hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục trẻ. Đối chiếu với thực tiễn của nhà trường,  
đứng trước những thuận lợi, khó khăn, tôi đã nghiên cứu, sắp xếp lại, tham mưu  
với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường, thống nhất trong BGH, đề ra một số biện  
pháp chỉ đạo giáo viên của trường mình, thiết kế xây dựng môi trường giáo dục  
lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả, phù hợp nhất, tôi đã thực hiện các biện  
pháp để giải quyết vấn đề như sau:  
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nâng cao kiến thức kỹ năng  
thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trlàm trung tâm  
- Chỉ đạo giáo viên thiết kế xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời  
- Chỉ đạo giáo viên thiết kế xây dựng môi trường giáo dục trong lớp  
- Xây dựng môi trường hội thân thiện- Sử dụng hiệu quả môi trường  
giáo dục lấy trlàm trung tâm.  
3.1 Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nâng cao kiến thức kỹ  
năng thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trlàm trung tâm  
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là việc làm thường niên trong mỗi  
năm học của các nhà trường, tuy nhiên nếu không có kế hoạch hoặc nội dung  
5 / 32  
bồi dưỡng dàn trải, không phù hợp với thực tế ở mỗi nhà trường, thì việc bồi  
dưỡng sẽ không hiệu quả thiết thực. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, nhà  
trường chúng tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên với  
các nội dung và biện pháp cụ thể. Trong năm học này, thực hiện sự chỉ đạo của  
PGD Quận về việc “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; tăng  
cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tổ chức các hoạt động thực hành trải  
nghiệm cung cấp kỹ năng cho trẻ”, nhà trường chúng tôi đã xây dựng chuyên đề  
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trong đó đặc biệt chú trọng  
nội dung đầu tư, qui hoạch, thiết kế xây dựng môi trường giáo dục trong và  
ngoài lớp học, nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ cơ hội tham gia các  
hoạt động trải nghiệm cung cấp kỹ năng cho trẻ.  
Để thiết kế, xây dựng môi trường giáo dục, khung cảnh sư phạm thân  
thiện sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, tạo được hình ảnh, phong cách ấn tượng  
riêng của nhà trường, đòi hỏi BGH phải sự thống nhất trong qui hoạch tổng  
thể. Trước khi bắt tay vào thực hành thiết kế môi trường, cán bộ, giáo viên, nhân  
viên phải hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục,  
nẵm vững nguyên tắc của việc thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung  
tâm, có như vậy khi thực hiện mới đảm bảo tính khoa hoc, thẩm mỹ, hài hòa  
trong tổng thể.  
Nhận thức được điều này, sau khi xây dựng kế hoạch chuyên đề “Xây  
dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tôi đã tổ chức tập huấn tại trường  
nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tôi đã xác định cụ thể các nội dung  
cần bồi dưỡng cho giáo viên đó là:  
- Định hướng xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời:  
+ Xây dựng khung cảnh sư phạm đảm bảo xanh, sạch, đẹp, nhoa, thẩm mỹ, an  
toàn, thân thiện tạo được hình ảnh, phong cách ấn tượng riêng của nhà trường.  
+ Qui hoạch thiết kế tổng thể nhà trường phù hợp với thực tiễn của trường mình,  
tận dụng các không gian để tạo thành các khu vực cho trẻ hoạt động: vườn hoa,  
vườn rau, thảm cỏ, khu vực chơi với cát, nước…cho trẻ được vui chơi, khám  
phá, trải nghiệm.  
+ Môi trường giáo dục cần phù hợp độ tuổi, đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của  
trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi học, học bằng chơi, hoạt động lao động.  
6 / 32  
+ Đầu tư đdùng đồ chơi hiện đại, lựa chọn mua sắm đồ chơi ngoài trời có kích  
thước nhỏ gọn, phù hợp với diện tích và không gian của nhà trường, tạo khu vui  
chơi trải nghiệm, thiết kế tự tạo đồ dùng đồ chơi bền, đẹp, phù hợp và các đồ  
dùng giáo cụ thuộc lĩnh vực thực hành cuộc sống, khám phá khoa học, âm  
nhạc… tăng cường cho trẻ được thao tác trải nghiệm, rèn khả năng độc lập, tập  
trung, trật tự (ngăn nắp, thứ tự, gọn gàng, cẩn thận) phối hợp tốt.  
+ Sử dụng hệ thống biển chỉ dẫn bằng hiệu khoa học, phù hợp: đủ các biểu  
bảng, biển báo hoặc biển chỉ dẫn các khu vực trong trường, trong lớp.  
- Định hướng xây dựng môi trường giáo dục trong lớp:  
+ Các góc chơi gồm tên góc, nội qui góc chơi, giá, kệ có bánh xe, màu sắc trang  
nhã, mảng tường mở không nhất thiết cố định, đồ dùng đồ chơi, phương tiện,  
học liệu ngăn nắp, dễ lấy, dễ cất. Sản phẩm của trẻ gắn ở mảng tường mở hoặc  
vị trí do giáo viên định hướng.  
+ Sáng tạo các đồ dùng đồ chơi tự tạo bền, đẹp, phù hợp và các đồ dùng giáo cụ  
lĩnh vực thực hành cuộc sống, khám phá khoa học, ngôn ngữ… Thay đổi bổ  
sung thường xuyên phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhu cầu hứng thú và khả  
năng của trẻ.  
+ Trang trí các góc sử dụng màu sắc trang nhã. Độ cao mảng tường theo từng  
góc chơi 1,2m vừa tầm của trẻ. Treo ảnh Bác Hồ ở vị trí trung tâm, trang trọng.  
Tạo không gian xanh trong nhóm, lớp. Trang trí, sắp đặt tổng thể trong lớp cần  
thẩm mỹ, hình ảnh đẹp, có ý nghĩa.  
+ Kho phụ, nhà vệ sinh, hành lang trước, sau sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch  
sẽ, khoa học, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ và giáo viên sử dụng.  
+ Bảng tuyên truyền: Thể hiện nội dung tuyên truyền được cập nhật thường  
xuyên bằng thông báo, bằng hình ảnh, bằng văn bản, vị trí phù hợp để phụ  
huynh tiện theo dõi nội dung.  
Tại buổi tập huấn, các nội dung trên được dụ bằng các hình ảnh minh  
họa tham khảo, được giáo viên căn cứ trên thực tiễn của trường mình, lớp mình  
để đưa ra các ý kiến trao đổi bàn bạc, thống nhất cách làm và thời gian thực  
hiện. Ngoài việc tổ chức tập huấn tại trường, tôi còn sử dụng các biện pháp bồi  
dưỡng chuyên môn như:  
7 / 32  
+ Cử giáo viên nòng cốt đi tham quan học tập, dự tập huấn, kiến tập do Phòng  
Giáo dục tổ chức.  
+ Các nội dung tập huấn cấp Quận, các tài liệu có liên quan đến xây dựng môi  
trường giáo dục như: đun MN1 – Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm  
trung tâm; Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung  
tâm trong trường mầm non; Hướng dẫn tổ chức Hội thi: “ Xây dựng môi trường  
giáo dục lấy trlàm trung tâm” trong các CSGDMN của PGD Quận được phô tô  
đầy đủ làm tài liệu tập huấn cấp trường và phát cho 100% các lớp.  
Ngoài ra, để giúp giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức cho mình, tôi đã cung  
cấp, hướng dẫn, đôn đốc giáo viên đọc thêm sách, báo, tài liệu liên quan hoặc  
hướng dẫn truy cập trên mạng Internet vào phần mềm Pinterest học cách xây  
dựng môi trường giáo dục và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phát triển kỹ năng cho  
trẻ. Từ đó giáo viên tự trao đổi, chia sẻ với nhau trong các giờ sinh hoạt chuyên  
môn hoặc qua mạng nội bộ để cùng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.  
Bằng cách lựa chọn các nội dung bồi dưỡng thiết thực, cụ thể, các biện  
pháp phù hợp, tôi đã giúp đội ngũ giáo viên nắm chắc nội dung, nguyên tắc xây  
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Sau một năm học giáo viên đã  
tự tin vận dụng kiến thức vào việc thiết kế xây dựng môi trường giáo dục, nhà  
trường chúng tôi đã thay đổi khung cảnh sư phạm đẹp hơn, khang trang, hiện đại  
hơn so với năm học trước.  
3.2 Chỉ đạo giáo viên thiết kế xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời  
Môi trường hội và môi trường vật chất tác động đến việc cô và trẻ cảm  
nhận như thế nào đến việc sử dụng các nguồn học liệu, vật liệu phương tiện,  
đến bản chất tự nhiên của hoạt động vui chơi của trđến sự tương tác giữa cô  
trẻ. Nghĩa là cách thức mà môi trường giáo dục trong trường mầm non được  
thiết kế, sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến: việc học của trẻ, cách học của trẻ và cách mà  
giáo viên dạy.  
Môi trường giáo dục ngoài trời cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi  
khác nhau cho trẻ. Cần đánh giá cao môi trường hoạt động ngoài trời. Không có  
việc gì chúng ta thực hiện trong nhà mà lại không thể làm ngoài trời. Song có  
rất nhiều việc chúng ta có thể làm ngoài trời nhưng lại không thể thực hiện  
được ở trong nhà.  
Để tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được hoạt động trải nghiệm thì điều  
kiện khuôn viên ngoài sân trường và trong lớp học cần đảm bảo đủ các yêu tố  
8 / 32  
cho trẻ trải nghiệm khám phá thực tế theo yêu cầu cho phép. Nếu môi trường  
không có thì trẻ không thể điều kiện tham gia trải nghiệm được. Tuy nhiên  
trên thực tế nhà trường chúng tôi diện tích sân vườn chật hẹp, không có vườn để  
trồng cây, trồng rau tạo môi trường thiên nhiên như trường bạn, vậy BGH  
chúng tôi thấy cần phải bàn bạc, nghiên cứu, thiết kế chỉ đạo giáo viên sắp  
xếp, cải tạo lại khung cảnh sư phạm và xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời  
cho trẻ. Năm học trước chúng tôi đã làm được nhiều các bồn cây bằng lốp xe với  
các hình con vật ngộ nghĩnh như con Ếch, con Bọ Dừa, Thiên Nga, Lật Đật…vô  
cùng đáng yêu và hiệu quả trong việc gây hứng thú cho trẻ khi khám phá môi  
trường thiên nhiên trong hoạt động ngoài trời. Nhưng không dừng lại ở đó, năm  
học này nhà trường chúng tôi tiếp tục sáng tạo, thay đổi khung cảnh sư phạm  
của nhà trường theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.  
Trước hết tôi quan sát thực tiễn khuôn viên của trường mình và nhận thấy  
một số tồn tại cần cải tạo như: Khuôn viên dọc lối đi từ cổng vào trước chưa  
được trải cỏ, đặt những đu quay, nhà thăng bằng đã cũ, kích thước lớn chiếm  
nhiều diện tích. Hàng cây bóng mát xòa cành thấp che mất không gian, khu vực  
chơi của trẻ chưa nhiều các hoạt động trải nghiệm phong phú cho trẻ lựa  
chọn; Chưa hệ thống biển chỉ dẫn các khu vực của trường, biển tên lớp chưa  
độ tuổi của trẻ…Chúng tôi đã khắc phục những tồn tại trên bằng cách:  
Cắt bớt cành cây xòa thấp tạo không gian thoáng đãng, từ cổng thể thấy  
toàn bộ không gian sân trường bên trong. Bỏ đi những đồ chơi ngoài trời đã cũ,  
chiếm nhiều diện tích, không an toàn cho trẻ; Trải cỏ nhân tạo, tạo thành khu  
vực vui chơi của trẻ. Để tận dụng không gian chúng tôi đã ốp cỏ quanh các bồn  
trồng cây bóng mát để tạo thành bệ ngồi cho trẻ, phía trong các bồn cây được  
dọn sạch cỏ rác, trải sỏi hoặc đá hoặc cát để trẻ thể khám phá những nguyên  
liệu tự nhiên. Sau khi đã tạo được mặt bằng về không gian chúng tôi tiến hành  
phân chia các khu vực chơi và sáng tạo đồ chơi, nguyên liệu chơi cho trẻ.  
- Khu vực chơi vận động: đầu tư những đồ chơi vận động hiện đại nhưng nhỏ  
gọn, an toàn như: Gôn đá bóng mini; Bật lò xo; Thang leo thể chất đa năng…  
- Khu chơi tĩnh, tạo hình: Đặt những chiếc bàn xinh xắn được sáng tạo từ lốp  
xe sơn màu và gia cố mặt bàn bằng tấm Alumi, đảm bảo sạch sẽ, an toàn, bền  
khi để ngoài trời và kích thước phù hợp với trẻ. Những chiếc lốp xe nhỏ hơn đã  
được cải tạo thành những chiếc ghế ngồi xinh xắn, vừa vặn với trẻ. Đặc biệt ở  
khu vực này giáo viên đã tạo được điểm nhấn khá ấn tượng của nhà trường đó là  
những bức tranh bằng sỏi. Chúng tôi đã cử giáo viên ra bờ sông tự tay sưu tầm  
những viên sỏi đa dạng hình thù, kích thước. Sau khi làm sạch sử dụng keo  
9 / 32  
“Con chóđể gắn tạo hình các viên sỏi vào nền tranh là những chiếc mẹt tre dân  
dã, rẻ tiền, sử dụng sơn màu Acrylic để tô tranh. Nguyên liệu không tốn kém  
nhưng bằng sự sáng tạo, giáo viên chúng tôi đã làm được những tác phẩm mang  
tính thẩm mỹ cao để trang trí. Ngoài ra cũng bằng những viên sỏi giáo viên đã  
tạo hình thành những ngôi nhà cổ tích xinh xắn, những con vật đáng yêu ngộ  
nghĩnh, những chậu cây xương rồng sinh động… Những tác phẩm này không  
những thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ mà còn khiến phụ huynh học sinh và  
các đồng nghiệp trường bạn ghi nhận và khen ngợi. Ranh giới ước lệ giữa các  
khu vực chơi những chậu cây bằng lốp xe cũng tạo hình các con vật như Bọ  
Dừa, Thiên Nga, Ếch Cốm… tạo khung cảnh sinh động nhưng gần gũi với trẻ.  
- Khu vực các hoạt động trải nghiệm kỹ năng thực hành cuộc sống: Tận dụng  
mảng tường phía ngoài của lớp học, trước đây đã bong sơn xuống cấp, chúng  
tôi cải tạo bằng cách ghép ốp các thanh nhôm màu vân gỗ tạo mặt phẳng cho  
mảng tường. Lựa chọn nguyên liệu này vì chúng chịu được mưa nắng, nhẹ dễ  
lau rửa, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi tiếp xúc. Để đễ dàng cho  
việc gắn đính những đồ dùng đồ chơi lên mảng tường đảm bảo bền, đẹp khi  
trẻ tham gia hoạt động, chúng tôi đã nghiên cứu và khoan treo lên các tấm lưới  
kim loại có kích thước 1m x1m phù hợp độ cao của trẻ, kích thước mắt lưới là  
5cm x5cm rất thuận tiện khi buộc hoặc gắn treo các đồ chơi cho trẻ trải nghiệm.  
Sau khi đã tạo được mặt bằng cho mảng tường lớn, chúng tôi chia mảng tường  
thành các hoạt động nhỏ:  
+ Chơi với nước: Giáo viên sử dụng những vỏ chai nhựa trong hoặc những đoạn  
ống nhựa trong gắn dích dắc trên tấm lưới; phía dưới đặt những khay nhựa đựng  
nước, vài cái phễu và ca nhựa to, nhỏ để trẻ trải nghiệm múc, rót, đong nước,  
quan sát đường chảy của nước…  
+ Chơi thả bóng: Giáo viên chọn những đoạn ống nước bằng nhựa, nhờ phụ  
huynh học sinh xẻ đôi theo chiều dọc tạo thành các máng, cũng buộc gắn dích  
dắc trên tấm lưới để trẻ chơi thả bóng, sỏi… Một mảng khác gắn những đoạn  
ống nhựa sơn các màu với kích thước to nhỏ khác nhau, để trẻ chọn thả những  
quả bóng đúng màu và đúng kích thước của ống nhắm phát triển nhận thức cho  
trẻ.  
+ Giáo viên dành một mảng lưới buộc gắn những đồ dùng gia đình đã cũ như:  
Điện thoại bàn; bàn phím máy tính; khóa; khóa dây; chốt cửa dọc, ngang; công  
tắc điện… để trẻ chơi học cách sử dụng.  
10 / 32  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 32 trang huongnguyen 11/03/2024 4510
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay_dung_moi_truong.doc